TIÊU CHUẨN NÓN BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Nón bảo hộ lao động là vật dụng không thể thiếu đối với người công nhân lao động đặc biệt những người làm việc trong môi trường công trình xây dựng.

1. Nón bảo hộ lao động là gì?

- Trong công trình, vấn đề bảo đảm an toàn lao động luôn là điều cần thiết phải được đảm bảo tối đa, người lao động luôn cần được bảo vệ đặc biệt là các bộ phận quan trọng như đầu và một số bộ phận có thể gây nguy hiểm cao vì thế ngoài những trang thiết bị , quần áo thì chiếc Nón bảo hộ lao động luôn là một yếu tố cực kì cần thiết đối với người lao động.

- Ngoài việc bảo vệ an toàn bởi các tác nhân gây va đập ra thì nón còn có khả năng giúp người sử dụng tránh khỏi các tác nhân gây nguy hiểm khác từ môi trường như: Nắng nóng, Khói bụi, Mưa,…

2. Cấu tạo của nón bảo hộ lao động

2.1. Vỏ nón

- Là phần quan trọng nhất có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu của người đeo. Hai bên vỏ nón có phần gọi là vành nón gồm một đường rãnh nhỏ, giúp người sử dụng có thể tự do lắp đặt các phụ kiện khác như: Nón bảo hộ có kính, Mặt nạ hàn,...

- Ngoài ra, trên đỉnh nón có một chỏm nhỏ kéo dài từ đầu nón sang đuôi nón. Chỏm này có nhiệm vụ ngăn các vật nặng va đập trực tiếp vào nón. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của lực tác động đến cùng đầu của người mang.

- Chức năng: Bảo vệ phần đầu của người sử dụng tránh khỏi được sự va đập từ các tác nhân bên ngoài môi trường như: Các vật cứng, Vật nhọn,... đồng thời bảo vệ khỏi các tác nhân khác như: Nắng, Mưa, Gió,...

2.2. Đai nón

Đai nón là phần bên trong của nón. Một đai thường có 4 - 6 đai được đấu vào xung quanh vỏ nón. 

Chức năng: Là bộ phận được làm ra để hạn chế việc hấp thụ lực từ bên ngoài tác động tới vùng đầu của người dùng.

Chất liệu: Thường được làm từ nhựa tổng hợp. Khả năng chịu đựng của chúng như thế nào là do cách pha trộn chất liệu trong lúc làm ra thành phẩm của nhà sản xuất.

2.3. Quai nón

Phần quai nón là một trong 3 bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong thành phần nón bảo hộ lao động chất lượng. Quai nón thường được gắn rất chặt và chắc chắn vào vỏ nón. Quai nón có kích thước bề ngang và độ dài lý tưởng, giúp bạn có thể dễ dàng cân chỉnh sao cho phù hợp với khuôn mặt của mình.

Chức năng: Có khả năng giữ chặt nón và đầu được cố định với nhau, tránh vị rơi khi di chuyển, làm việc, khi có mưa, gió,...

Chất liệu: Thường được làm từ vải sợi mềm.

3. Các tiêu chuẩn về nón bảo hộ lao động

3.1 Tiêu chuẩn CE EN 397:2012

+ Khả năng chống va đập và giảm chấn, khả năng chống đâm xuyên ở nhiệt độ 150oC, -30oC,...
+ Khả năng cách điện (440V): Nón có khả năng bảo vệ người sử dụng trước nguy cơ bị điện giật khi vô tình tiếp xúc với dòng điện với điện áp dưới 440V. Phù hợp sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và ở các môi trường làm việc có rủi ro về điện ở mức dưới 440V.
+ Khả năng chịu lực tác động (nén/ép) theo phương ngang (LD): kết cấu nón không được biến dạng hơn 40mm.
+ Khả năng chịu được giọt kim loại nóng chảy (MM)

3.2 Tiêu chuẩn CE EN 50365

- Nón được chứng nhận có khả năng cách điện, và có thể được sử dụng cho các công việc tiếp xúc trực tiếp với dòng điện hoặc các công việc lắp đặt gần dòng điện mà rủi ro mất an toàn về điện không vượt quá mức 1000 V hoặc 1500V (CLASS 0) khi được sử dụng kết hợp cùng với các thiết bị bảo hộ cách điện phù hợp khác, nón có khả năng ngăn dòng điện đi qua cơ thể người sử dụng ở phần đầu.

3.3 Tiêu chuẩn ANSI/ISEA Z89.1

ANSI chia nón bảo hộ thành các loại (Types) và các dạng (Classes) khác nhau. Loại biểu thị mức độ bảo vệ vùng đầu và dưới tác động của ngoại lực, loại khác thì chỉ mức độ hiệu suất điện.

Tác dụng bảo vệ của nón bảo hộ được chia thành hai dạng: Type I và Type II

+ Nón bảo hộ Type I được thiết kế với tính năng giảm lực tác động do một cú đánh chỉ và đỉnh đầu.

+ Nón bảo hộ Type II có tác dụng giảm lực tác động do một cú đánh lệch tâm, từ bên hông hoặc chệch đỉnh đầu.

- Hiệu suất điện của nón bảo hộ được chia thành ba loại: Loại E (Điện); Loại G (Chung); Loại C (dẫn điện).

+ Class E (Electrical): Nón bảo hộ lao động loại E được thiết kế với mục đích giảm tiếp xúc với dây dẫn điện cao và cung cấp khả năng bảo vệ điện môi lên đến 20.000V

+ Class G (General): Nón bảo hộ lao động loại G được thiết kế nhằm giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp thấp và cung cấp bảo vệ điện môi đến 2.200V

+ Class C (Conductive): Nón cứng loại C khác với những loại khác ở chỗ chúng không cách điện.

- Đạt chuẩn làm việc khi nhiệt độ môi trường xuống -30oC

- LT: Đạt tiêu chuẩn làm việc khi nhiệt độ môi trường xuống -30 độ C (22 độ F)

- HV: Đạt tiêu chuẩn màu bao gồm kết tủa màu & phản quang


Tin tức liên quan

TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003
TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003

489 Lượt xem

Các sản phẩm bảo hộ lao động nếu muốn được cấp chứng nhận đạt TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003 thì phải vượt qua hai bài kiểm tra về các cấp độ bảo vệ dưới tác động của các tác nhân ngoại lực.

PHÂN BIỆT CÁC CHẤT LIỆU CỦA GĂNG TAY Y TẾ
PHÂN BIỆT CÁC CHẤT LIỆU CỦA GĂNG TAY Y TẾ

632 Lượt xem

Hiện nay trên thị trường có 3 dòng găng tay Latex, Vinyl, Nitrle. Tuỳ theo nhu cầu mục đích sử dụng mà chọn lựa dòng găng tay phù hợp.

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG
GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

431 Lượt xem

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG là 1 đôi giày mà có phần mũi thép bảo vệ các đầu ngón chân tránh được nhiều trường hợp té ngã, va chạm, vật nặng rơi vào chân. Chúng thường được kết hợp với lót thép để chống những vật nhọn đâm thủng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng