THẾ NÀO LÀ KHẨU TRANG KHÁNG KHUẨN

Mỗi ngày chúng ta đang phải đối mặt với những nguy cơ do ô nhiễm từ môi trường, không khí độc hại, bụi, khí thải và mối đe dọa từ mầm bệnh virus, vi khuẩn trong không khí nhất là trong đại dịch Covid-19.

Chuyên gia y tế cho rằng con đường lây truyền từ người sang người của Covid-19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần.

1. Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế

- Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau.

- Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau.

- Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt.

 

- Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài.

2. Cách sử dụng khẩu trang y tế hiệu quả

- Đeo đúng mặt: dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay kéo và luồn hai vòng dây khẩu trang vào hai vành tai. Mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Mặt trong thường nhạt màu và mịn hơn, mặt ngoài thường có màu đậm (đỏ, lục, lam...). Mặt ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn, droplet, bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại các bạn tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình.

- Tốt nhất khi chỉ đeo một khẩu trang một lần trong một ngày và không tái sử dụng hoặc cất vào túi cá nhân.

- Đeo đúng chiều: mặt trên của khẩu trang có đường viền thường gắn một sợi kim loại mỏng, khi đeo bạn nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp sợi kim loại theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền mềm mại để đảm bảo kín với cằm.


Tin tức liên quan

TIÊU CHUẨN EN ISO 20345 CỦA GIÀY BẢO HỘ
TIÊU CHUẨN EN ISO 20345 CỦA GIÀY BẢO HỘ

493 Lượt xem

TIÊU CHUẨN EN ISO 20345 là một trong những tiêu chuẩn của giày bảo hộ lao động mà các bạn đã nhìn thấy khi tìm kiếm và chọn mua, đây là tiêu chuẩn về giày bảo hộ lao động được áp dụng trên toàn cầu.

TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003
TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003

501 Lượt xem

Các sản phẩm bảo hộ lao động nếu muốn được cấp chứng nhận đạt TIÊU CHUẨN ANSI Z87.1-2003 thì phải vượt qua hai bài kiểm tra về các cấp độ bảo vệ dưới tác động của các tác nhân ngoại lực.

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG
GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

441 Lượt xem

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG là 1 đôi giày mà có phần mũi thép bảo vệ các đầu ngón chân tránh được nhiều trường hợp té ngã, va chạm, vật nặng rơi vào chân. Chúng thường được kết hợp với lót thép để chống những vật nhọn đâm thủng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng