GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG
GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG là 1 đôi giày mà có phần mũi thép bảo vệ các đầu ngón chân tránh được nhiều trường hợp té ngã, va chạm, vật nặng rơi vào chân. Chúng thường được kết hợp với lót thép để chống những vật nhọn đâm thủng.
1. Khái niệm giày bảo hộ lao động là gì ?
- GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG là 1 đôi giày mà có phần mũi thép bảo vệ các đầu ngón chân tránh được nhiều trường hợp té ngã, va chạm, vật nặng rơi vào chân. Chúng thường được kết hợp với tấm lót thép để chống những vật nhọn đâm thủng.
2. Cấu tạo giày bảo hộ lao động
- Mũi giày: Được thiết kế với Lõi thép hoặc Composite bên trong, mục đích là để đem lại tính năng chống dập ngón cho người sử dụng.
- Pho mũi an toàn: Là phần bên trong giày để bảo vệ các ngón chân của người sử dụng tránh khỏi các thương tích do va đập.
- Mũ giày: Có chức năng bảo vệ chân và hấp thu lực nhằm giảm tác động lên phần mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ chân.
- Đế giày: Là bộ phận chịu tải chính và bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân vật lý hay hóa học. Đế giày bảo hộ là đế đúc từ 2 hoặc nhiều lớp với mật độ khác nhau.
- Lót mặt giày: Có tác dụng chống sốc, bảo vệ gót chân, giảm mệt mỏi cho người lao động khi phải làm việc quá lâu, vận động nhiều.
- Lót chống đâm xuyên: Được coi là “Lá chắn tuyệt đối” nhằm giúp người sử dụng không bị vật nhọn như đinh, sắt thép,… đâm vào chân trong quá trình làm việc.
- Gót giày: Là phần sau cùng của giày giúp bảo vệ mắt cá chân và phần gần ở phía sau cổ chân.
- Cổ giày: Là phần ôm sát cổ chân, có thêm miếng đệm giúp cho bàn chân thoải mái hơn khi tiếp xúc.
- Lưỡi giày: Là phần tiếp xúc và bảo vệ mu bàn chân của người sử dụng.
3. Tại sao phải sử dụng giày bảo hộ khi tham gia lao động ?
- Cứ mỗi năm có hàng ngàn người lao động bị các chấn thương về chân, nguyên nhân đều là do không sử dụng giày bảo hộ lao động hoặc sử dụng giày không đúng cách, không phù hợp với môi trường công việc.
- Vô vàn mối nguy hiểm mà chính ta không lường trước được nên điều quan trọng là chính chúng ta phải trang bị giày bảo hộ lao động.
- Tất cả những mối nguy hiểm, thiệt hại này có thể tránh khỏi nếu người lao động biết trang bị giày bảo hộ khi tham gia lao động làm việc.
4. Sử dụng giày bảo hộ như thế nào cho đúng ?
- Khi mang giày cần phải tuân theo những chỉ dẫn an toàn. Việc chọn giày phụ thuộc vào yêu cầu an toàn của từng công việc cụ thể.
- Sử dụng giày bảo hộ lao động phù hợp với kích cỡ chân của người dùng, không quá chật cũng không quá rộng giúp tạo cảm giác thoải mái khi mang.
- Khi vệ sinh giày hoặc giày bị thấm nước thì nên phơi khô giày tại nơi có nhiều gió, ánh nắng ít. Không nên phơi giày quá lâu dưới ánh nắng mặt trời vì điều này rất dễ làm hư keo hoặc gây cho phần da khô cứng, khó chịu.
- Không nên ngâm giày quá lâu trong môi trường có hóa chất, nước. Nếu làm việc nhiều trong môi trường này nên sử dụng giày chuyên dụng dành riêng cho môi trường này.
- Khi không sử dụng nữa nên đặt giày ở môi trường thoáng khí không bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp hoặc môi trường ẩm thấp trong thời gian dài.
- Vệ sinh giày thường xuyên sau khi mang. Sau khi đó phơi khô miếng lót đệm chân cho giày đang dùng.
- Nên mang vớ khi đi giày để khử mùi, kháng khuẩn, thấm hút mồ hôi rất thích hợp sử dụng trong lao động.
Lưu ý: Không sử dụng giày khi giày bị va đập mạnh hoặc bị nén, không sử dụng giày nữa dù giày vẫn trong tình trạng tốt.
5. Tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động
Tiêu chuẩn ASTM F2413 là một trong những loại tiêu chuẩn kỹ thuật về giày bảo hộ lao động phổ biến nhất trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn được sáng lập bởi Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM).
Tiêu chuẩn ASTM F2413 miêu tả các yêu cầu tối thiểu về mặt thiết kế cũng như về hiệu suất, thử nghiệm, ghi nhãn và phân loại. Ngoài ra, nhằm mục đích có thể bảo vệ được người sử dụng tránh khỏi những rủi ro, nguy hiểm trước những tác nhân gây hại đến từ môi trường xung quanh thì bộ luật này còn quy định những tiêu chí, chức năng, hiệu suất của những sản phẩm giày bảo hộ lao động phải phù hợp cho mục đích bảo hộ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu có tính năng chống đâm xuyên và thường được dùng trong việc sản xuất các dòng sản phẩm giày bảo hộ lao động như: Thép, Composite, Kevlar,... Tiêu chuẩn ASTM F2413 yêu cầu các sản phẩm giày bảo hộ lao động phải được trang bị một tấm chống xuyên được đặt giữa phần tấm lót trong và đế ngoài của giày.
5.2 Tiêu chuẩn CE EN ISO 20345
Tiêu chuẩn EN ISO 20345 là một trong những tiêu chuẩn của giày bảo hộ lao động mà chắc hẳn các bạn đã nhìn thấy khi tìm kiếm và chọn mua cho mình giày bảo hộ lao động.
Đây là tiêu chuẩn về giày, ủng bảo hộ lao động được áp dụng trên toàn cầu. Theo thời gian, Tiêu chuẩn EN ISO 20345 được bổ sung và sửa đổi qua nhiều phiên bản như EN ISO 20345: 2004, EN ISO 20345: 2007 và gần đây nhất là EN ISO 20345: 2011 để làm cho nó được chặt chẽ hơn. Tất cả các sản phẩm giày bảo hộ yêu cầu phải được sản xuất, kiểm tra, chứng nhận theo Tiêu chuẩn EN ISO 20345.
Tiêu chuẩn này yêu cầu tất cả các giày bảo hộ lao động phải có khả năng bảo vệ chân trước va đập tối thiểu 200 Joule, đây là lượng năng lượng mà vùng ngón chân của cơ thể con người có thể hấp thụ được trước khi nó bị phá vỡ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Dựa trên Tiêu chuẩn EN ISO 20345, có nhiều lớp an toàn khác nhau Ví dụ như: SB, S5. Các sản phẩm giày bảo hộ lao động nếu muốn đạt được Tiêu chuẩn EN ISO 20345 sẽ được thực hiện qua các bài kiểm tra về tất cả các khía cạnh có thể và nếu thông qua sẽ được cấp S-class.
Chống nén (JIS T8101) là khả năng bảo vệ những ngón chân khi có vật nặng đè lên. Đây cũng là 1 trong những tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản (JIS) tạo nên tên tuổi của giày bảo hộ Nhật Bản Takumi đang được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng trong công việc đảm bảo an toàn cho các ngón chân.
Xem thêm